Sometimes you need advice, Ask a teacher to solve your problems.

Sometimes you need advice, Ask a teacher to solve your problems.

Latest Posts

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

BÀI THI THUYẾT TRÌNH THEO CHỦ ĐIỂM

Unknown
TIỂU SỬ ANH HÙNG LIÊN ĐỘI MANG TÊN
(Bài thuyết trình)

Anh Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, quê gốc ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng được sinh ra tại Bản Mạy, tỉnh Na Khon, Thái Lan vào năm 1914. Mới 3 tháng tuổi, bé Trọng đã được mẹ địu ra đồng cấy lúa. Lời ru của người mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé còn ẵm ngửa về tình yêu quê hương, khát vọng trở về đánh đuổi kẻ thù:
          “Làm trai thù báo nghĩa đền
          Cho yên việc nước kẻo phiền mẹ cha
          Làm trai yêu nước quên nhà
          Nước kia có trọn thì nhà mới yên”
Mùa hè năm 1923, Bác Hồ khi đó đang hoạt động ở Trung Quốc với tên Lý Thuỵ cử đồng chí Hồ Tùng Mậu về để chọn một số con em Việt Kiều ở Xiêm sang Quảng Châu để đào tạo, khi đó anh Trọng mới 10 tuổi đã được chọn là 1 trong 8 thiếu niên được sang Trung Quốc học tập, và lấy theo họ của Bác lúc đó: họ Lý. Anh Trọng là người thông minh, lại có ý thức kỷ luật cao, anh học rất giỏi và nói thạo cả tiếng Hán và tiếng Anh.
Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng lúc đó 15 tuổi về Sài Gòn hoạt động và được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để tiện cho công việc, anh đóng vai làm người nhặt than ở bến Sài Gòn.
Có lần, anh Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Lúc đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh nhảy xuống vờ cởi bọc ra, nhưng kỳ thật là buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quăng xe bên vệ đường, đi tới chỗ anh Trọng và lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, anh liền vồ lấy xe của nó, nhảy lên, phóng mất.
Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, đồng chí Phan Bôi đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào thì bọn mật thám ập tới đàn áp, Lý Tự Trọng đã dũng cảm bắn chết thanh tra mật thám Lơ- grăng khi tên này nhảy vào định bắt người cán bộ. Tên Lơ- grăng chết tại chỗ nhưng anh Lý Tự Trọng đã bị bắt và tra tấn ngay trên đường phố và sau đó bị đưa về giam ở bốt Catina.
Khi biết anh chính là “Trọng con”- 1 liên lạc quan trọng của Đảng Cộng sản, giặc Pháp đã dùng đủ mọi cực hình tra tấn nhưng anh vẫn không khai, thậm chí tự cắn vào lưỡi của mình để không nói được.
          Trong nhà giam, chí khí kiên cường bất khuất của anh làm những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi anh bằng “ông nhỏ”.
Ở tuổi 17, Lý Tự Trọng đã buộc chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương -  lần đầu tiên - phải mở một phiên toà đại hình để xử một chiến sỹ Cộng sản Việt Nam chưa đến tuổi thành niên và điều này trở thành sự kiện chính trị được chú ý trên thế giới.


Lúc ra tòa xét xử, Người thanh niên 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án ách thống trị thực dân, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên và cho rằng đã có hành động không suy nghĩ. Lý Tự Trọng nói:
"Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác".
Chánh án tuyên án xử tử anh, Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Khi được hỏi anh có ăn năn gì không, anh đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không ăn năn gì cả!"
Ngày lên máy chém, Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang gọi "Việt Nam" và đã hát nhiều lần bài "Quốc tế ca". Lý Tự Trọng là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam.
          Vâng, “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”- câu nói bất hủ của anh đã trở thành ngọn lửa soi đường cho cả một thế hệ thanh niên yêu nước những năm chống Pháp. Cuộc đời anh tuy ngắn ngủi nhưng lý tưởng cách mạng của anh mãi trường tồn, thổi bùng ngọn lửa yêu nước cho triệu triệu trái tim tuổi trẻ Việt Nam trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, và ngọn lửa cách mạng ấy vẫn mãi rực sáng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hôm nay. Lý Tự Trọng- anh là người truyền lửa.


Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Tiểu sử anh hùng Lý Tự Trọng

Unknown
1) Tiểu sử
Lý Tự Trọng quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan trong một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều yêu nước sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu song đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn. Ông có đông anh chị em gồm : Lê Văn Đại, Lê Văn Tăng, Lê Văn Năng, Lê Thị Sáu, Lê Thị Bảy.....
Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Thái Lan,tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant, ông bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi ông mới 17 tuổi.
Trong thời gian chiến tranh, các em ông gồm có Lê Văn Đại, Lê Văn Năng, Lê Văn Tăng đều đã trở về Việt Nam để tiếp bước chân ông hoạt động Cách Mạng và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng của nước nhà, những người em còn lại của ông hiện vẫn sống tại tỉnh Nakhon của Thái Lan.Cụ Năng và cụ Tăng hiện đã mất, chỉ còn cụ Lê Văn Đại hiện vẫn sống khỏe mạnh cùng các con cháu tại Hà Nội. Hiện nay cụ đã được 94 tuổi và là một trong số ít những Đảng viên có trên 70 năm tuổi Đảng.
Nhà thờ Lý Tự Trọng được xây trên nền nhà tổ tiên của dòng họ Lê tại xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng là ngôi nhà của cụ Lê Văn Tăng.
Tên của anh đã được đặt cho tên của một giải thưởng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cho thanh niên. 
Ngoài ra, tên của anh cũng được đặt cho nhiều trường học và con đường ở Việt Nam.
2) Câu nói nổi tiếng
  • "Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng, con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác."

Our Team

  • Syed Faizan AliMaster / Computers
  • Syed Faizan AliMaster / Computers
  • Syed Faizan AliMaster / Computers
  • Syed Faizan AliMaster / Computers
  • Syed Faizan AliMaster / Computers
  • Syed Faizan AliMaster / Computers